Văn bằng 2 Cao đẳng Xét nghiệm Cao đẳng Y Dược TP HCM
Trang chủ >> Sức Khỏe Giáo Dục >> Quy trình và phương pháp xét nghiệm tầm soát ung thư phổi như thế nào?

Quy trình và phương pháp xét nghiệm tầm soát ung thư phổi như thế nào?

Ung thư phổi là một trong những bệnh ung thư đứng hàng đầu cả về tỉ lệ mắc và tử vong. Chính vì vậy, xét nghiệm tầm soát ung thư phổi là cần thiết và quan trọng để giúp bệnh nhân nhanh chóng phát hiện bệnh, có hướng điều trị hiệu quả và giảm thiểu tối đa tỉ lệ tử vong.

Bệnh ung thư phổi có thể được tìm thấy bằng các cách xét nghiệm ung thư phổi

Quy trình và phương pháp Xét nghiệm tầm soát ung thư phổi

Bác sĩ Cao đẳng Y Dược Sài Gòn cho biết quá trình thực hiện khám ung thư phổi hiện được thực hiện tương đối nhanh chóng và đơn giản như sau:

Bước 1: Khám lâm sàng

Khám lâm sàng là bước đầu tiên mà các bác sĩ sẽ thực hiện để có thể xác định căn bản những dấu hiệu của ung thư phổi.

  • Bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng sức khỏe hiện tại, hỏi thăm về các triệu chứng như khó thở, ho, khàn giọng mất tiếng…
  • Bác sĩ sẽ thu thập thông tin về tiền sử bệnh ung thư của gia đình.

Bước 2: Chẩn đoán hình ảnh (X-quang)

Chẩn đoán hình ảnh qua phim chụp X-quang sẽ được tiến hành sau khi khám lâm sàng có những nghi ngờ về ung thư phổi. Chụp X-quang giúp phát hiện sự hiện diện của các khối u ở phổi một cách trực quan nhất.

Nếu phát hiện có dấu hiệu bất thường hoặc có mắc ung thư phổi, bệnh nhân sẽ được hướng dẫn để tiến hành thực hiện các chỉ dẫn xét nghiệm chuyên sâu khác như:

  • Chụp CT scan các cơ quan khác như bụng và sọ não
  • Chụp cắt lớp phát xạ positron (PET CT).

Bước 3: Xét nghiệm máu tầm soát ung thư phổi

Một số xét nghiệm máu hiện nay thường được áp dụng trong chẩn đoán ung thư phổi là SCC, CEA, Cyfra 21 – 1. Trong đó:

  • SCC là xét nghiệm máu với đối chiếu về giá trị SCC. Ở người bình thường SCC thường nhỏ hơn 2 ng/ml và có thể tăng ở những bệnh nhân ung thư phổi.
  • CEA bình thường CEA ở người không hút thuốc: 0 – 2.5 ng/ml, người hút thuốc chỉ số này thường tăng gấp đôi vào khoảng từ 0 – 5 ng/ml và đặc biệt ở khoảng 29% bệnh nhân ung thư phổi có chỉ số CEA lớn hơn 10ng/ml.
  • Cyfra 21 – 1: 95% người khỏe mạnh bình thường có mức độ Cyfra 21 – 1 huyết thanh < 2,0 µg/L, trong khi đó ở người mắc bệnh phổi lành tính có mức độ Cyfra 21 – 1 huyết thanh < 3,3 µg/L. Theo các bác sĩ chuyên khoa, chẩn đoán ung thư phổi nguyên phát nói chung Cyfra 21 – 1 với giá trị cắt 3,5 ng/mL có độ nhạy là 43% và độ đặc hiệu là 89%.

Bước 4: Nhận kết quả và phương pháp điều trị (nếu có)

Sau khi thực hiện các xét nghiệm, các bác sĩ sẽ đọc kết quả, thông báo kết luận cho bạn hoặc có thể yêu cầu bạn thực hiện thêm các xét nghiệm chuyên sâu hơn. Sau đó sẽ tư vấn các phương pháp điều trị với từng trường hợp cụ thể.

Đối tượng nên thực hiện xét nghiệm tầm soát ung thư phổi

Giảng viên Cao đẳng Kỹ thuật Xét nghiệm Y học cho biết, các bác sĩ khuyến cáo những nhóm đối tượng sau nên thường xuyên thực hiện khám sức khỏe tổng quát định kỳ và thực hiện tầm soát ung thư phổi:

  • Nhóm đối tượng từ 50 tuổi trở lên.
  • Người nghiện hút thuốc là và những người thường xuyên hút thuốc lá thụ động. Đặc biệt là người hút thuốc lâu dài trên 25 năm hoặc đã bỏ thuốc nhưng chưa được 15 năm.
  • Người thường xuyên uống rượu bia, chất kích thích.
  • Người thường xuyên làm việc trong môi trường ô nhiễm, khói bụi, hóa chất độc hại…
  • Người có tiền sử gia đình có bệnh lý ung thư, đặc biệt là ung thư phổi.

Tùy theo tình hình sức khỏe và cả kết quả của lần xét nghiệm tầm soát ung thư phổi trước mà các bác sĩ sẽ khuyến cáo thời điểm nên tầm soát:

  • Người bình thường nên thực hiện tầm soát ung thư phổi khoảng 1 – 2 năm/lần.
  • Người nằm trong nhóm nguy cơ cao thì nên thực hiện tầm soát ung thư phổi khoảng 6 tháng – 1 năm/lần.

Lưu ý khi thực hiện xét nghiệm tầm soát ung thư phổi

Một vài những lưu ý dưới đây sẽ giúp các kết quả tầm soát ung thư phổi trở nên chính xác và dễ hiểu hơn. Trong quá trình khám bệnh, bạn cần phối hợp cung cấp đầy đủ thông tin một cách chính xác nhất cho y bác sĩ để có được kết quả chẩn đoán chính xác nhất.

Các kết quả xét nghiệm tầm soát có thể âm tính giả:

Ở một vài trường hợp, các kỹ thuật xét nghiệm tầm soát có thể cho kết quả bình thường mặc dù bệnh nhân đã mắc ung thư phổi. Vì thế có thể làm chậm trễ việc chẩn đoán và điều trị.

Các kết quả xét nghiệm cũng có thể dương tính giả:

Dương tính giả cũng là một trong số ít những sai số của xét nghiệm tầm soát ung thư phổi. Kết quả dương tính giả có thể gây lo lắng cho bệnh nhân và thường dẫn đến việc phải làm thêm nhiều xét nghiệm hoặc quy trình chẩn đoán có nguy cơ, ví dụ như sinh thiết bướu ở phổi, xét nghiệm máu,…

Có thể bạn quan tâm

Một số phương pháp xét nghiệm lao phổi phổ biến

Xét nghiệm lao phổi có vai trò rất quan trọng đối với những người đang …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *