Văn bằng 2 Cao đẳng Xét nghiệm Cao đẳng Y Dược TP HCM
Trang chủ >> Kiến thức Xét nghiệm Y học >> Phương pháp chụp MRI an toàn cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm

Phương pháp chụp MRI an toàn cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm

Phương pháp cộng hưởng tư MRI sẽ giúp chuẩn đoán chính xác và an toàn cho người mắc bệnh thoát vị đĩa đệm mà không làm ảnh hưởng tới sức khỏe của người chụp

Phương pháp chụp MRI an toàn cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm

Phương pháp chụp MRI an toàn cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm

Theo thông tin sức khỏe – giáo dục cho biết rằng, hiện nay, thoát vị đĩa đệm đang là căn bệnh trở nên khá phổ biến không chỉ xảy ra ở những người lao động nặng và những người ngồi nhiều trong văn phòng cũng rất dễ mắc. Phát hiện và điều trị sớm sẽ làm giảm nguy cơ lão hóa cũng như điều trị bệnh một cách dễ dàng hơn.

Phát hiện thoát vị đĩa đệm sớm bằng phương pháp chụp MRI

Phương pháp chụp MRI sẽ giúp bệnh nhân mặc các bệnh về xương khớp – thần kinh chuẩn đoán đúng vị trí mắc bệnh và điều trị kịp thời. Những phương pháp chuẩn đoán bằng kỹ thuật hình ảnh có thể chụp X-quang, siêu âm, CT Scanner… Nhưng với các bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm thì phương pháp MRI được các chuyên gia Cao đẳng Y Dược Hà Nội đánh giá là phương pháp “vàng” để chuẩn đoán.

Chụp cộng hưởng từ MRI giúp mang lại hình ảnh sắc nét và rõ ràng giúp các bác sỹ nhanh chóng kết luận được chính xác về tình trạng bệnh thoát vị đĩa đệm, lồi đĩa đệm, hẹp ống sống, bị chèn rễ thần kinh…Lúc đó bác sỹ sẽ tư vấn cho người bệnh về phương pháp điều trị bằng thuốc hay phẫu thuật.

Phương pháp chụp MRI có những ưu điểm gì?

Phương pháp chụp cộng hưởng từ MRI sẽ là một phương pháp an toàn, không gây nhiễm xạ có các bệnh nhân. Và khi chụp cộng hưởng từ MRI sẽ có độ phân giải rất cao giúp phát hiện chính xác được những tổn thương hình thái, các cấu trúc của các bộ phận của cơ thể.

Tất cả những phương pháp chuẩn đoán như: Siêu âm chỉ được đánh giá được những tình trạng viêm mạng hoạt dịch, bề mặt sụn hay tràn dịch khớp hay X quang chỉ có thể nhìn thấy như hẹp khe khớp, gai xương và đặc xương dưới sụn thì chụp MRI sẽ có thể đánh giá bằng không gian 3 chiều của toàn bộ cấu trúc của khớp, giúp quan sát trực tiếp các cấu trúc của sụn khớp và thành phần khác của khớp.

Rất nhiều cách để điều trị bệnh thoát bị đĩa đệm như: dùng thuốc bắc, thuốc nam, đắp thuốc hoặc có thể châm cứu và xu hướng hiện nay được rất nhiều người lựa chọn. Nhờ chụp cộng hưởng từ sẽ các bác sỹ điều trị theo dõi sát sao hơn tiến triển của bệnh và điều chỉnh thuốc và phương pháp điều trị trong từng trường hợp.

Phương pháp cộng hưởng từ MRI có một số ứng dụng khác

Phương pháp cộng hưởng từ MRI có một số ứng dụng khác

Phương pháp cộng hưởng từ MRI có một số ứng dụng khác

  • Phát hiện, chẩn đoán ung thư: Hiện nay, chụp cộng hưởng từ MRI còn được sử dụng để kiểm tra hầu hết tất cả các bộ phận trên cơ thể có giá trị cao trong chẩn đoán ung thư. Bác sĩ Khoa Chẩn đoán hình ảnh có thể phát hiện sớm và tìm tổn thương ung thư di căn, tìm và phát hiện những bất thường về thần kinh, mạch máu… bằng phương pháp MRI.
  • Ngoài ra, trong quá trình điều trị hoặc sau khi mổ, sau một đợt điều trị, hoàn toàn có thể sử dụng tiếp kỹ thuật Cộng hưởng từ – MRI toàn thân để thăm khám lại, đánh giá kết quả điều trị, theo dõi diễn tiến của bệnh mà không lo độc hại, ảnh hưởng đến cơ thể người bệnh.
  • Phình động mạch: chụp MRI giúp phát hiện sớm bệnh phình động mạch nâng cao khả năng điều trị lên tới 90%.
  • Thận và tụy: Chụp cộng hưởng từ MRI giúp phát hiện các khối U ở thận và tụy, hỗ trợ việc điều trị được hiệu quả
  • Chụp MRI xác định sỏi mật, các tổn thương về gan
  • Giúp chẩn đoán nhanh và chính xác các bệnh tim mạch

Phương pháp chụp MRI rất an toàn và có độ chính xác cao, hiện nay chưa xuất hiện những tác hại của việc chụp cộng hưởng từ đối với sức khỏe, tuy nhiên nó lại có thể gây hại đối với những thiết bị cấy ghép bằng kim loại trong cơ thể.

Có thể nói đây là phương pháp y học tiên tiến những cũng chỉ là thiết bị hình ảnh giúp bác sỹ có thể chẩn đoán được tình trạng mà bệnh nhân đang mắc phải.

Nguồn: kythuatxetnghiem.com

Có thể bạn quan tâm

Xét nghiệm ARN là gì? Những trường hợp được áp dụng xét nghiệm ARN

Có nhiều loại xét nghiệm ARN khác nhau và chúng có thể được thực hiện …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *