Văn bằng 2 Cao đẳng Xét nghiệm Cao đẳng Y Dược TP HCM
Trang chủ >> Chưa được phân loại >> Những Kỹ thuật xét nghiệm phát hiện nhanh chóng bệnh tiểu đường

Những Kỹ thuật xét nghiệm phát hiện nhanh chóng bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường là căn bệnh thường gặp hiện nay gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe người bệnh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường

Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường

Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường nguyên nhân gây bệnh thường là do béo phì, lười vận động, ăn uống ngủ nghỉ không khoa học, ăn nhiều chất béo, rượu bia làm giảm hàm lượng insulin được tiết ra lâu ngày đường tích tụ trong máu làm đường huyết tăng cao dẫn đến bệnh tiểu đường.

Xã hội phát triển, nhu cầu sử dụng thực phẩm, thuốc, chất bổ… cũng được tăng lên, chính vì điều đó mà lượng bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường ngày càng tăng lên và có xu hướng trẻ hóa, những biến chứng của bệnh thường rất nguy hiểm. Việc thực hiện một số kỹ thuật xét nghiệm y học dưới đây sẽ giúp phát hiện chính xác bệnh tiểu đường, hỗ trợ rất nhiều trong quá trình điều trị.

Xét nghiệm nước tiểu

Xét nghiệm glucose niệu được thực hiện bằng 2 cách là định tính với thuốc thử Fehling và định lượng bằng máy xét nghiệm nước tiểu. Ngày nay phần lớn đều xét nghiệm glucose niệu bằng thiết bị xét nghiệm nước tiểu 10 hoặc 11 thông số. Nước tiểu sẽ được phản ứng với hoá chất trên thanh test thử tạo màu. Đậm độ màu tỉ lệ thuận với nồng độ glucose trong nước tiểu và được đo bằng máy hoặc mắt thường. Xét nghiệm tương đối đơn giản và nhanh.

Xét nghiệm đường huyết lúc đói

Trước khi thực hiện xét nghiệm bạn không được ăn uống gì từ ban đêm cho đến khi lấy máu vào sáng hôm sau, kết quả sẽ có sau 1 tuần. Đây là xét nghiệm phổ biến nhất hiện nay để chẩn đoán đái tháo đường. Bình thường glucose huyết tương khi đói khoảng 4,4 -5,0 mmol/L. Nếu như xét nghiệm thấy đường máu lúc đói (sau ăn 8h)≥ 126 mg/dl  (≥ 7,0 mmol/l) ở 2 lần xét nghiệm gần nhau thì được coi là đái tháo đường.

Định lượng glucose máu ngẫu nhiên

Một trong các tiêu chuẩn để chẩn đoán đái tháo đường là kỹ thuật xét nghiệm đường máu tại thời điểm bất kỳ ≥ 200 mg/dl  (≥ 11,1 mmol/l) với huyết tương hoặc ≥ 180 mg/dl  (≥ 10,0 mmol/l) với máu toàn phần. Với kỹ thuật này ta có thể chẩn đoán đái tháo đường tại thời điểm bất kỳ mà không cần phải quan tâm đến bệnh nhân đã ăn hay chưa, đã ăn được bao lâu. Nếu cứ thấy đường máu ≥ 11,1 mmol/l thì kết luận đai tháo đường. Kết quả thường sẽ có trong 1 tuần

Nghiệm pháp tăng glucose theo đường uống

Theo giảng viên Nguyễn Tú Anh đang tham gia công tác giảng dạy lớp Trung Cấp Xét Nghiệm – Trường Trung Cấp Y khoa Pasteur cho biết, nghiệm pháp gây tăng đường máu hay nghiệm pháp dung nạp glucose được sử dụng để giúp chẩn đoán bệnh tiểu đường. Kỹ thuật này giúp ích rất nhiều và được dùng để khẳng định ở những bệnh nhân có nồng độ glucose huyết tương > 6,4 mmol/L nhưng < 7,0 mmol/L. Đây là nghiệm pháp dễ thực hiện hơn, đơn giản mà vẫn cho kết quả chẩn đoán tin cậy.

Trong lâm sàng, ngoài xét nghiệm glucose máu và niệu đạo, người ta còn làm các xét nghiệm định lượng fructosamin, HBA1C. Các xét nghiệm này phản ánh nồng độ đường máu ở khoảng thời gian dài hơn, cho phép theo dõi điều trị và tiên lượng bệnh.

Kỹ thuật xét nghiệm chẩn đoán bệnh tiểu đường

Kỹ thuật xét nghiệm chẩn đoán bệnh tiểu đường

Kỹ thuật xét nghiệm định lượng Fructosamin máu

Fructosamine là từ để chỉ các cetoamin liên kết bởi glucose và protein. Trong máu, albumin chiếm tỷ lệ khá lớn nên định lượng fructosamin thường là albumin gắn với glucose. Thời gian bán hủy của albumin là từ 2-3 tuần nên định lượng fructosamin có thể kiểm tra mức đường huyết trong khoảng 2-3 tuần trước đó.

Xét Nghiệm HBA1C

Đường glucose trong máu sẽ gắn vào huyết sắc tố trong hồng cầu. Đo HBA1C sẽ cho biết đường huyết  trung bình trong vòng 2 – 3 tháng trước đó, cung cấp nhiều thông tin về tăng đường máu hoặc tăng đường niệu.

So với 2 kỹ thuật xét nghiệm máu và nước tiểu, kỹ thuật xét nghiệm định lượng Fructosamin máu và HBA1C có thể đánh giá được đường huyết chính xác, tuy nhiên đòi hỏi kỹ thuật cao và trang thiết bị hiện đại hơn, nên chỉ được áp dụng tại các bệnh viện lớn. Nếu thấy có những biểu hiện của bệnh tiểu đường, người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế để chẩn đoán phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.

Nguồn: kiến thức xét nghiệm Y học

Có thể bạn quan tâm

Có thể đăng ký Liên thông Cao đẳng khi đã tốt nghiệp Trung cấp Xét nghiệm hay không?

Em đã tốt nghiệp Trung cấp Xét nghiệm và giờ muốn học lên hệ Cao …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *