Văn bằng 2 Cao đẳng Xét nghiệm Cao đẳng Y Dược TP HCM
Trang chủ >> Kiến thức Xét nghiệm Y học >> Ngành Thú y tham gia xét nghiệm xét nghiệm virus SARS-COV-2

Ngành Thú y tham gia xét nghiệm xét nghiệm virus SARS-COV-2

Trước tình hình dịch Covid-19 có diễn biến phức tạp, nhiều cơ quan ban ngành muốn chung tay góp sức thực hiện xét nghiệm Covid-19. Theo đó, ngành Thú y cũng đáp ứng được các tiêu chuẩn để thực hiện xét nghiệm SARS-COV-2.

Ngành Thú y tham gia xét nghiệm xét nghiệm virus SARS-COV-2

Ngành Thú y tham gia xét nghiệm xét nghiệm virus SARS-COV-2

Trong danh sách 60 đơn vị đủ năng lực xét nghiệm COVID-19 có 5 đơn vị của ngành thú y, gồm Trung tâm Chẩn đoán thú y Trung ương, Chi cục Thú y vùng 2, 3, 6, 7. Theo TS. Nguyễn Văn Long, Phó Cục trưởng Cục Thú y (Bộ NN&PTNT), ngành thú y đủ năng lực thực hiện xét  nghiệm COVID-19. Để phòng chống dịch COVID-19, Ban Chỉ đạo quốc gia có chỉ đạo ngành y tế là chủ lực trong việc xét nghiệm COVID-19. Ngoài ra, các ngành khác như quân đội, công an, nông nghiệp nếu có các phòng thí nghiệm có đủ năng lực thì có thể tổ chức rà soát, đánh giá, gửi các cơ quan có thẩm quyền của Bộ Y tế để đánh giá, chỉ định đủ năng lực xét nghiệm.

Nhiều năm qua, ngành thú y cũng thường xuyên tổ chức phòng chống các bệnh truyền lây từ động vật sang người, nhất là bệnh cúm gia cầm, bệnh dại… và nhiều bệnh khác nên yêu cầu về an toàn sinh học, kinh nghiệm, năng lực chẩn đoán xét nghiệm cũng đã được khẳng định.

“Với dịch COVID-19, dù hiện nay vẫn còn nhiều nghi ngờ về nguồn gốc của virus SAR-CoV-2 nhưng có cơ sở để kết luận virus truyền lây từ động vật sang người. Thực tế virus SARS-CoV-2 đã được phát hiện trên động vật và virus cũng có nhiều chủng loại nên ngành thú y hoàn toàn có thể tham gia vào cuộc chiến phòng chống dịch COVID-19”.

Theo đó, ông cũng cho biết thêm, năng lực của 8 phòng thí nghiệm của Cục Thú y hoàn toàn có thể đáp ứng được yêu cầu của Bộ Y tế trong xét nghiệm khẳng định COVID-19. Thực tế, từ năm 2003, khi dịch cúm gia cầm xảy ra, được sự quan tâm của Chính phủ, sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, ngành thú y đã được đầu tư các phòng thí nghiệm rất hiện đại, đạt mức độ an toàn sinh học cấp độ 2 trở lên, trang bị đủ máy móc, thiết bị để thực hiện xét nghiệm. Hệ thống Realtime-PCR  cũng được coi là hệ thống xét nghiệm hiện đại nhất hiện nay. Hằng năm, Cục Thú y cũng thường xuyên giám sát cúm gia cầm trên phạm vi toàn quốc.

Khi dịch COVID-19 xảy ra, Bộ Y tế đã có văn bản đề nghị các đơn vị tham gia xét nghiệm. Được Bộ NN&PTNT chỉ đạo, trên cơ sở đó, Cục Thú y đã phối hợp với Bộ Y tế, các tổ chức quốc tế tổ chức đào tạo, tập huấn, đảm bảo an toàn sinh học trong xét nghiệm COVID-19, sau đó hoàn thiện hồ sơ theo quy định gửi sang Bộ Y tế. Bộ Y tế tiến hành thẩm định, sau đó ra 5 quyết định cho 5 phòng thí nghiệm của Cục Thú y đủ năng lực xét nghiệm virus SARS-CoV-2.

Trước đó, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống COVID-19 yêu cầu các cơ quan liên quan của Bộ Y tế phối hợp, hướng dẫn các cơ quan của ngành thú y chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tham gia xét nghiệm mẫu bệnh phẩm của người nghi nhiễm virus SARS-COV-2.

Theo nguồn kiến thức xét nghiệm Y học, về năng lực của các đơn vị, riêng Trung tâm Chẩn đoán thú y Trung ương có đủ vật liệu để xét nghiệm 5.000 mẫu, mỗi ngày có thể xét nghiệm 100 – 1.000 mẫu. Trung tâm này có hệ thống 40 phòng xét nghiệm hiện đại, được trang bị tới 6 hệ thống Realtime-PCR, hệ thống xét nghiệm bằng phương pháp giải trình tự gen được sử dụng trong chẩn đoán xác minh ca nhiễm COVID-19. Trong khi đó, Chi cục Thú y vùng 6 có hệ thống chiết tách tự động bằng robot rất hiện đại.

Hướng dẫn việc gộp mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 từ Bộ Y tế

Hướng dẫn việc gộp mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 từ Bộ Y tế

Ngày 7/8/2020, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 3486/QĐ-BYT về việc ban hành “Hướng dẫn tạm thời việc gộp mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2”. Đây là tài liệu hướng dẫn được áp dụng tại các cơ sở y tế dự phòng và khám, chữa bệnh trên toàn quốc.

Theo một số sinh viên theo học Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tìm hiểu, hướng dẫn tạm thời được xây dựng với các nội dung lấy mẫu, gộp mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm nhằm giảm nhu cầu sinh phẩm, hóa chất, vật tư tiêu hao sử dụng cho xét nghiệm, giảm thời gian xét nghiệm mẫu và bảo đảm chất lượng xét nghiệm theo diễn biến tình hình dịch bệnh để các tỉnh, thành phố, đơn vị y tế và các đơn vị liên quan làm căn cứ áp dụng, tổ chức triển khai theo thực tế tại địa phương, đơn vị.

Theo Bộ Y tế, việc gộp mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm SARS-CoV-2 sẽ có một số hạn chế như có thể phải quay lại nhóm đối tượng có kết quả mẫu gộp dương tính SARS-CoV-2 để lấy lại mẫu làm xét nghiệm. Tuy nhiên, nếu tỉ lệ dương tính của cộng đồng thấp thì việc này không gây ảnh hưởng nhiều. Các địa phương, đơn vị phải thường xuyên đánh giá diễn biến của dịch bệnh để xem xét về việc triển khai gộp mẫu cho phù hợp với tình hình dịch.

Hướng dẫn tạm thời nhằm hỗ trợ thực hiện giám sát dịch tễ, xét nghiệm chẩn đoán mắc COVID-19 trong một/nhiều nhóm quần thể dựa trên đánh giá dịch tễ và các yếu tố nguy cơ liên quan; Chẩn đoán phát hiện mắc COVID-19; đồng thời giảm nhu cầu sinh phẩm, hóa chất, vật tư tiêu hao sử dụng cho xét nghiệm; giảm thời gian xét nghiệm và tăng công suất xét nghiệm.

Nguồn: kythuatxetnghiem.com tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Xét nghiệm ARN là gì? Những trường hợp được áp dụng xét nghiệm ARN

Có nhiều loại xét nghiệm ARN khác nhau và chúng có thể được thực hiện …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *