Văn bằng 2 Cao đẳng Xét nghiệm Cao đẳng Y Dược TP HCM
Trang chủ >> Sức Khỏe Giáo Dục >> Chỉ số xét nghiệm máu MCV cao hay thấp cảnh báo điều gì?

Chỉ số xét nghiệm máu MCV cao hay thấp cảnh báo điều gì?

Rất nhiều người cầm kết quả xét nghiệm máu trong tay, nhưng không biết chỉ số MCV là gì? Chỉ số MCV cao hay thấp thì gây hại đến cơ thể thế nào? Để tìm hiểu về chỉ số MCV và ý nghĩa của nó đối với sức khỏe, bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây.

MCV là gì?

Bác sĩ Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn cho biết, MCV viết tắt bởi Mean Corpuscular Volume, có nghĩa là thể tích trung bình của hồng cầu. Chỉ số xét nghiệm máu MCV phản ánh thể tích trung bình của hồng cầu, một loại tế bào chiếm số lượng nhiều nhất trong máu, chứa huyết sắc tố giúp cho máu có màu đỏ.

Hồng cầu có vai trò rất quan trọng giúp vận chuyển oxy từ phổi đến các mô và nhận CO2 từ các mô lên đào thải ở phổi.

Ở một người khỏe mạnh bình thường, chỉ số MCV sẽ nằm ở mức từ 80-100 femtoliter (1 femtoliter = 1/1 triệu lít). Giá trị MCV được phân loại như sau:

– Thiếu máu hồng cầu nhỏ: MCV < 80 fl

– Thiếu máu hồng cầu đại: MCV > 100 fl

Chỉ số MCV cao hay thấp cảnh báo điều gì?

MCV thấp

Theo Giảng viên Cao đẳng Kỹ thuật Xét nghiệm Y học Sài Gòn, bên cạnh việc tìm hiểu chỉ số MCV là gì, bạn cũng cần nắm được chỉ số MCV thấp hay cao gây hại thế nào cho cơ thể.

Nếu như chỉ số MCV sau khi xét nghiệm của bạn < 80fl cho thấy cơ thể của bạn đang thiếu hụt sắt hoặc có thể mắc phải các hội chứng thalassemia (bệnh tan máu bẩm sinh) và các bệnh hemoglobin khác.

Nếu chỉ số MCV xuống quá thấp có thể thấy tình trạng thiếu máu trong các bệnh mãn tính, thiếu máu nguyên hồng cầu, suy thận mãn tính hoặc nhiễm độc chì. Phụ nữ mang thai thì chỉ số MCV cũng thấp hơn người bỉnh thường nên cần bổ sung lượng sắt trong cơ thể hợp lý.

Theo số liệu nghiên cứu thì nhu cầu sắt hàng ngày (khuyến cáo của RDI – Mỹ) là:

  • Từ 3 – 6 tháng tuổi cần 6.6 mg/ngày
  • Từ 6 – 12 tháng tuổi cần 8.8 mg/ngày
  • Từ 1 – 10 tuổi: 10mg/ngày
  • Từ 10 – 18 tuổi cần 12mg/ngày
  • Nam giới trưởng thành 10mg/ngày và nữ giới trưởng thành 15 mg/ngày. Nữ giới sau mãn kinh 10 mg/ngày. Phụ nữ có thai 45 mg/ngày.

Việc thăm khám với bác sĩ, căn cứ vào kết quả xét nghiệm máu sẽ giúp đánh giá mức độ thiếu hụt MCV trong máu và từ đó bác sĩ sẽ chẩn đoán rõ nguyên nhân và đưa ra biện pháp điều trị tốt nhất cho bạn.

MCV cao

Trang tin tức Sức khỏe Giáo dục chia sẻ, MCV tăng >100fl có thể hồng cầu của bạn đang bị phì ra, tình trạng này phản ánh bạn bị thiếu máu hồng cầu lớn và nguyên nhân chủ yếu là do thiếu hụt B12 hay axit folic. Khi đó một chế độ ăn uống, tập luyện và sử dụng thuốc giúp bổ sung vitamin B12 là rất quan trọng cho sức khỏe của bạn.

Để đánh giá chính xác chỉ số MCV, kết quả xét nghiệm máu sẽ cho biết điều này. Và bác sĩ sẽ căn cứ vào đó để đưa ra biện pháp điều trị tốt nhất giúp ổn định lượng MCV về mức bình thường. Một chế độ ăn uống giàu vitamin C, thịt đỏ, rau xanh, các loại đậu giàu axit folic như đại Hà Lan,  hay các thực phẩm giàu vitamin B12 như gan, cá, trứng, sữa, ngũ cốc dinh dưỡng,… sẽ giúp bổ sung lượng sắt thiếu hụt trong cơ thể bạn.

Hy vọng qua bài viết bạn đã hiểu chỉ số MCV là gì và ý nghĩa của thông số này với sức khỏe. Việc thăm khám định kỳ là rất quan trọng giúp đánh giá tình hình sức khỏe hiện tại của bạn.

Có thể bạn quan tâm

Một số phương pháp xét nghiệm lao phổi phổ biến

Xét nghiệm lao phổi có vai trò rất quan trọng đối với những người đang …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *